Làn sóng đầu tiên Đình_chỉ_chiến_tranh_Việt_Nam

Bối cảnh

Khi tân Tổng thống đến từ Đảng Cộng hòa, Richard Nixon, nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 1969 đã có khoảng 34.000 lính Mỹ đã thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam vào thời điểm đó.[3] Trong năm đầu tiên Nixon nắm quyền, từ tháng 1 năm 1969 đến tháng 1 năm 1970, đã có khoảng 10.000 lính Mỹ khác thiệt mạng trong cuộc chiến.[3] Mặc dù sau đó, Nixon đã nhắc nhiều về các kế hoạch "hòa bình trong danh dự" và Việt Nam hóa chiến tranh vào năm 1969, nhưng nhìn chung vào thời điểm đó là các chính sách của Nixon cơ bản tương tự như của Lyndon B. Johnson.

Lời kêu gọi đình chiến đã được phát triển từ lời kêu gọi tổng đình công vào ngày 20 tháng 4 năm 1969 của Jerome Grossman nếu chiến tranh chưa kết thúc vào tháng 10. David Hawk và Sam Brown,[4] người đã từng tham gia làm việc cho Eugene McCarthy trong chiến dịch tranh cử Tổng thống vào năm 1968, đã thay đổi khái niệm này thành những cuộc đình chỉ ít cực đoạn và bắt đầu tổ chức sự kiện dưới dạng Ủy ban Đình chiến Việt Nam cùng với David Mixner, Marge Sklenkar, John Gage và nhiều người khác. Vào năm 1969, Brown là một chàng trai 25 tuổi và là một cựu sinh viên thần học và từng là tình nguyện viên trong các chiến dịch cho Thượng nghị sĩ McCarthy vào năm 1968 đã phát triển các khái niệm về biểu tình đình chiến.[5] Brown đã cho rằng các cuộc biểu tình nên diễn ra trong phạm vi cộng đồng thay vì chỉ nằm trong khuôn viên các trường học để "những người ở trung tâm đất nước cảm thấy nó thuộc về họ".[5] Brown và nhiều nhà lãnh đạo ôn hòa khác của phong trào phản chiến đã cho rằng cách tốt nhất để gây áp lực lên Nixon là đảm bảo phong cách "đứng đắn" cho phong trào để nhận được sự ủng hộ của đa số người dân Mỹ; trong khi nhiều người không thích văn hóa phản kháng hippie hoặc phong trào Cánh tả Mới cấp tiến.[5] Ủy ban Đình chiến Việt Nam đã tìm kiếm sự ủng hộ qua các phong trào dân quyền, nhà thờ, giảng viên đại học, công đoàn, các chủ doanh nghiệp và chính trị gia.[5] Trước các cuộc Đình chiến vào ngày 15 tháng 10, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã viết một bức thư ca ngợi những người tuần hành vì đã cố gắng cứu những người lính Mỹ trẻ tuổi "khỏi cái chết vô ích ở Việt Nam".[6] Trong một bài phát biểu do Patrick Buchanan viết, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Spiro Agnew đã yêu cầu những người tổ chức biểu tình đình chiến gỡ bỏ lá thư của ông Đồng và cáo buộc họ là "những kẻ cộng sản lừa đảo".[6]

Tương tự như các cuộc biểu tình phản chiến lớn trước đó, bao gồm cuộc tuần hành của Ủy ban Tổng động viên chấm dứt chiến tranh Việt Nam vào ngày 15 tháng 4 năm 1967 tại Liên Hợp Quốc và cuộc diễn hành năm 1967 tại Lầu Năm Góc, các sự kiện này đã thành công rực rỡ với hàng triệu người tham gia trên khắp thế giới. Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, khi đó chỉ mới là Học giả Rhodes tại Oxford cũng đã tổ chức và tham gia biểu tình ở Anh; sau này nó đã góp phần vào chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông.

Tuần hành

Tại thành phố New York ngày diễn ra trận đấu thứ 4 trong khuôn khổ World Series vào năm 1969 đã diễn ra tranh cãi khi thị trưởng John Lindsay mong muốn treo lá cờ Hoa Kỳ ở vị trí giữa chừng của cây cột cờ; tuy nhiên, Ủy viên Bóng chày Bowie Kuhn đã bác bỏ yêu cầu của thị trường và yêu cầu lá cờ được treo ở đỉnh của cột cờ. Ngoài ra, người bắt đầu ván đấu thứ 4 Tom Seaver cũng đã xuất hiện trong một số tài liệu về Ngày Đình chiến được phát hành trước trận đấu. Tuy nhiên, sau đó Seaver đã cho rằng hình ảnh của anh đã được sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc thông qua.

Hơn 250 nghìn người đã tham gia diễn hành Đình chiến ở Washington, D.C., tại đây họ đã diễu hành ở Đại lộ Pennsylvania vào buổi tối cùng những ngọn nến do Coretta Scott King dẫn đầu đi đến Nhà Trắng.[7] Scott King đã chia sẻ với người diễu hành rằng chồng bà là Martin Luther King đã bị ám sát nhưng ông sẽ rất vui khi thấy nhiều người từ tất cả các chủng tộc tụ hợp lại vì hòa bình. Các cuộc hội thảo tại New York, Detroit, Boston – những nơi có khoảng 100.000 người tham dự bài phát biểu của Thượng nghị sĩ phản chiến George McGovernMiami cũng đã thu hút nhiều người tham dự.[7] Khác với các cuộc biểu tình tại Đại hội Đảng Dân chủ ở Chicago vvàothasng 8 năm 1968 dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy của cảnh sát thì các cuộc biểu tình đình chiến vào hôm 15 tháng 10 được diễn ra trong tĩnh lặng với chủ đề chính xoay quanh về sự đau khổ và buồn bã trong chiến tranh thay vì tức giận và phẫn uất. Nhà báo Stanley Karnow đã viết, "một cuộc biểu tình trầm lắng, gần như u sầu với sự quan tâm của tầng lớp trung lưu...".[7] Các cuộc diễu hành đình chiến cũng đã có sự xuất hiện của nhiều diễn giả bao gồm Coretta Scott King, Tiến sĩ Benjamin Spock, David Dellinger, W. Averell HarrimanArthur Goldberg. Trong bài phát biểu của mình tại New York, Harriman đã dự đoán việc Nixon "sẽ phải chú ý".[7] Danh hài Dick Gregory sau đó đã nói với đám đông: "Tổng thống bảo rằng bất cứ điều gì các bạn làm cũng sẽ chẳng ảnh hưởng đến ông ấy. Tôi đề nghị ông ta có một cuộc gọi điện thoại đường dài đến trang trại LBJ".[6][lower-alpha 1]

Hậu quả

Trong một tuyên bố với báo chí, Tổng thống Nixon đã tuyên bố: "Dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi sẽ không bị ảnh hưởng" khi "chính sách được đưa ra trên đường phố đồng nghĩa với tình trạng hỗn loạn". Vào ngày 15 tháng 10 năm 1969, thư ký báo chí Nhà Trắng đã tuyên bố Nixon hoàn toàn không quan tâm đến việc đình chiến và ngày hôm đó vẫn diễn ra những "công việc bình thường".[7] Tuy nhiên, Nixon cũng đã rất tức giận với các cuộc biểu tình đình chiến và cảm thấy bản thân đang bị bao vây khi ông cho rằng việc này đã làm suy yếu chiến thắng "hòa bình danh dự" ở Việt Nam của ông.[7] Nixon đã yêu cầu các cố vấn an ninh của mình viết bài chống lại các cuộc biểu tình đình chiến và mất hai tuần để tạo ra một phiên bản vừa ý với Tổng thống. Đến ngày 19 tháng 10 năm 1969, trong một bài phát biểu ở New Orleans của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Spiro Agnew, ông đã cáo buộc, "tinh thần tự chết của quốc gia đang gia tăng, nó được khuyến khích bởi một đội ngũ kẻ hống hách tự cho mình là những nhà trí thức".[8] Agnew cũng đã cáo buộc các phong trào hòa bình đã bị kiểm soát bởi "những kẻ bất đồng chính kiến cực đoan và những kẻ vô sản mạo danh" đang lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình đình chiến "mạnh mẽ hơn, bạo lực hơn" sắp tới.[8] Trong một bài báo về các cuộc tuần hành đầu tiên của tạp chí Time đã cho rằng các cuộc biểu tình đình chiến đã mang lại "sự tôn trọng và phổ biến mới" cho phong trào phản chiến.[7] Tại nhiều địa điểm ở Hoa Kỳ, hơn 15 triệu người đã tham gia vào các cuộc diễu hành phản chiến hôm 15 tháng 10.[9] Sự thành công của các cuộc diễu hành đình chiến phần lớn do tránh được bạo lực mà nhiều người Mỹ có tư tưởng Cánh tả Mới và tư tưởng "sex, drugs and rock 'n' roll"[lower-alpha 2] của những người hippie, được coi rộng rãi là chống đối xã hội.

Đáp lại các cuộc biểu tình vào ngày 15 tháng 10 thì vào tối ngày 3 tháng 11 năm 1969, Nixon đã lên truyền hình toàn quốc để đọc "bài phát biểu đa số im lặng" kêu gọi sự ủng hộ của "đa số im lặng" người Mỹ đối với chính sách Chiến tranh Việt Nam của ông.[10] Trong bài phát biểu của mình, Nixon đã tuyên bố chia sẻ mục tiêu của những người biểu tình đòi hòa bình ở Việt Nam nhưng ông lập luận rằng Hoa Kỳ phải chiến thắng ở Việt Nam, đồng nghĩa sẽ tiếp tục chiến tranh cho đến khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngừng cố gắng lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng hòa.[11] Nixon đã ngầm chấp nhận quan điểm của phong trào phản chiến rằng Việt Nam Cộng hòa không quan trọng, ông cho rằng việc quan trọng chính là uy tín của Mỹ bởi các đồng minh của nước này sẽ mất niềm tin nếu như Mỹ không ủng hộ Việt Nam Cộng hòa. Nixon xác nhận chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của ông sẽ giảm thiểu tổn thất của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam; sẵn sàng thỏa hiệp miễn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận Việt Nam Cộng hòa; và cuối cùng cảnh báo sẽ đưa ra "biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả" nếu chiến tranh tiếp diễn. Nixon đã kết thúc bài phát biểu "đa số im lặng" với câu: "Và do đó tối nay, các bạn, đa số im lặng của đồng bào Mỹ – tôi xin sự ủng hộ của bạn. Hãy cùng nhau đoàn kết cho hòa bình. Hãy cùng nhau đoàn kết chống lại sự thất bại. Vì hãy hiểu rằng: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể đánh bại hoặc làm nhục Hoa Kỳ. Chỉ có người Mỹ mới có thể làm điều đó".[11]

Sau bài phát biểu "đa số im lặng" thì phản ứng của công chúng dành cho Nixon rất tích cực khi đường dây điện thoại tới Nhà Trắng đã bị quá tải vài giờ sau khi ông phát biểu vì nhiều người đã gọi tới Nhà Trắng để chúc mừng Tổng thống. Tương tự, phản ứng với bài phát biểu của Agnew với phía truyền thông cũng tích cực ở nhiều khu vực nước này, tuy nhiên khác với bài phát biểu "đa số im lặng" của Nixon khi ông đang nói thay "đa số im lặng" thì bài phát biểu của Agnew lại được đưa ra với mục đích gây thù địch và phân cực. Khi tỷ lệ ủng hộ của công chúng cho Nixon tăng vọt, ông đã nói với các cố vấn của mình tại Phòng Bầu dục: "Hiện chúng ta đã đẩy những kẻ tự cho mình là tự do đến đường cùng và chúng ta sẽ tiếp tục đẩy chúng vào con đường đó".[11] Vào ngày 13 tháng 11 tại Des Moines, Agnew đã phát biểu chỉ trích biểu tình đình chiến khi tuyên bố rằng tất cả công việc của các phương tiện truyền thông chỉ là "một nhóm nhỏ, không được bầu cử – tôi xin nhắc lại là không – đại diện cho quan điểm của Hoa Kỳ".[11] Agnew đã cáo buộc giới truyền thông có thành kiến với Nixon và phong trào hòa bình, đồng thời củng cố thêm niềm tin của ông với giới truyền thông "đối với một người đàn ông" đại diện cho "giới hạn địa lý và trí tuệ của New York lẫn Washington".[8] Agnew cũng đã đặc biệt chỉ trích The New York TimesThe Washington Post.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đình_chỉ_chiến_tranh_Việt_Nam http://nla.gov.au/nla.news-article110320285 http://www.history.com/this-day-in-history/second-... http://www.thenation.com/blog/nixon-and-1969-vietn... http://www.upi.com/Audio/Year_in_Review/Events-of-... http://www.udel.edu/PR/munroe/chapter12.html http://beckerexhibits.wustl.edu/oral/transcripts/k... //dx.doi.org/10.1525%2Fch.2015.92.2.22 http://www.jstor.org/stable/10.1525/ch.2015.92.2.2... http://openvault.wgbh.org/catalog/org.wgbh.mla:df9... http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/o...